Tiêu điểm

Bài viết sưu tầm

Bài đánh giá của Martin Bihl về cuốn sách “The Facebook effect” (tạm dịch: Hiệu ứng Facebook)

Đầu tiên và trước hết, cuốn sách “The Facebook effect” (tạm dịch: Hiệu ứng Facebook) của David Kirkpatrick là một tài liệu giá trị, ghi chép lại quá trình khai sinh, phát triển, biến động và chuyển đổi như hiện tại của Facebook. Nhìn chung, đây là một cuốn sách ấn tượng bởi câu chuyện mà Kirkpatrick cố gắng kể đi theo hai chiều hướng cùng một lúc.

Hướng đầu tiên là về phía Thung lũng Silicon, điểm kết thúc của mọi sản phẩm công nghệ và cũng là điểm đến cuối cùng của Facebook từ khi bước ra khỏi cánh cổng trường Harvard. Bản thân phần truyện này lại bao gồm hai phần – thứ nhất là nền văn hoá đã sản sinh ra Google, Yahoo! và tất cả những sản phẩm thông minh và tuyệt vời khác trong thời đại của chúng ta, và phần còn lại là những thanh niên trẻ tuổi này cư xử như thế nào khi ở trong và ngoài nền văn hoá ấy, đôi khi họ phá cách và đôi khi không.

Hướng thứ hai của câu chuyện – cả nơi mà Kirkpatrick viết về lẫn nơi mà Facebook đang tồn tại – là về phía loài người. “Hiệu ứng Facebook” cũng là câu chuyện về cách thức con người kết nối với nhau, cách thức tương tác, cách thức hoạt động, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Những điều này không chỉ thay đổi trong những năm tháng Facebook tồn tại mà bản thân Facebook cũng đang thay đổi. Và nó vẫn luôn như vậy. Điều đó có nghĩa là Kirkpatrick bắt buộc phải viết về những thứ đang không ngừng biến đổi, thậm chí ngay cả khi ông đang viết về chúng. Xây dựng một chiếc máy bay khi mà ông – và cả Facebook – đang điều khiển nó bay.

Không chỉ hai chiều hướng này đang vận động mà cách thức giao thoa và cộng hưởng cùng lúc của chúng cũng góp phần tạo thêm một nhân tố nổi bật khác cho công trình nghiên cứu và soạn thảo công phu này.

Có lẽ với quá nhiều nội dung nên mọi người có thể cảm thông cho một số hạn chế nhất định trong tác phẩm của Kirkpatrick. Chẳng hạn như một yếu tố về tính tất yếu của “Hiệu ứng Facebook”. Chúng ta biết Facebook phát triển như thế nào.

Chúng ta biết Mark Zuckerrberrg sẽ thành công ngay cả khi những người phản đối nói “không”. Thậm chí cả những người lạc hậu nhất trong số chúng ta còn biết đến nó ­– và nhiều người hi vọng rằng Kirkpatrick có một cái nhìn sắc bén hơn để nhắc nhở chúng ta về tính mơ hồ của chính doanh nghiệp mà ông đang ghi chép lại.

Bên cạnh đó, Zuckerberg cũng có một chút gì đó tự sùng bái bản thân mình. Anh ta luôn kiểm soát cảm xúc của mình, luôn đi trước những người mà anh ta phải chạm trán. Trong khi Kirkpatrick khá hào phóng và có vẻ thẳng thắn về những thông tin đặc biệt trong suốt quá trình viết sách, chúng ta vẫn có cảm giác như thể ta đang bị che mắt trước những hành vi kỳ quái điển hình mà chúng ta hi vọng sẽ bắt gặp ngay cả ở những con người trầm lặng nhất.

Và trong khi tôi sẵn sàng thừa nhận rằng Zuckerberg phải là một con người có những phẩm chất độc đáo để có thể làm được những điều như thế thì bức chân dung cuối cùng hiện ra lại có vẻ không rõ ràng và phi thực tế. Thật sự, không giống với một con người chút nào. Mà có vẻ giống một người nói lời sấm truyền. Một nhà tiên tri. Một người đoán trước tương lai. Một người có tầm nhìn. Hay một thiên tài? Hay một con người bình thường? Dường như không hẳn vậy.

Nếu Zuckerberg là một thiên tài, tuy nhiên – tất nhiên tôi không phải là người đưa ra đánh giá đó – ít nhất như trong cuốn “Hiệu ứng Facebook”, sự thông minh đó không dành cho việc phát minh ra Facebook. Kirkpatrick đã nói rõ rằng ý tưởng này đã được phôi thai ở một vài dạng nhất định trước khi Zuckerberg có mặt tại Đại học Harvard (Massachusetts) cũng như nhiều dấu hiệu cho thấy một biến thể của ý tưởng đó sẽ phải xuất hiện kể cả khi không có Zuckerberg.

Thay vào đó, Kirkpatrick lại nói về Zuckerberg như một thiên tài xét trên khía cạnh hiểu được ý nghĩa của Facebook – và anh ta là thiên tài vì theo một cách nào đó hiểu được cách thức lèo lái công ty và tầm nhìn của anh ta đi qua hai chiều hướng mà tôi đã thảo luận ở phần trước cùng một lúc. Một người có thể đánh giá cao những hiểu biết về cách anh ta thực hiện những bước đi kỳ diệu đó, nhưng người ta không thể đổ lỗi cho cuốn sách tuyệt vời này chỉ vì điều đó.

Nguồn: Tạp chí Advertising Age


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.