Tiêu điểm

Bài viết sưu tầm

Giờ đây, khách hàng sở hữu câu chuyện thương hiệu. Những gì thương hiệu nói không còn quan trọng so với những gì thương hiệu thực sự làm để phục vụ khách hàng. Khác với trước đây, đối thoại thương hiệu bây giờ chịu ảnh hưởng lớn của công nghệ. Kể chuyện là tâm điểm của cách thức con người chia sẻ và kết nối với những gì mà ta trân trọng về di sản, cộng đồng và bản thân. Kể chuyện thương hiệu là kết nối những giá trị bên ngoài mà thương hiệu đem đến và giá trị bên trong của khách hàng. Phải có mối tương giao giữa hai yếu tố này, nếu không mối quan hệ sẽ chỉ đơn thuần là giao dịch.

Nền tảng của mối tương giao này được xây dựng dựa trên những câu chuyện được chia sẻ giữa thương hiệu với khách hàng, giữa khách hàng với thương hiệu và khách hàng với khách hàng. Mức độ phù hợp giữa những câu chuyện đó với trải nghiệm của khách hàng là thứ tạo ra sự “gắn kết không có thay thế” trong tâm trí khách hàng.

Kể chuyện thương hiệu là một đòi hỏi chiến lược chứ không phải chiến thuật quảng bá.

Nhiều người làm marketing băn khoăn hai nhiệm vụ này. Trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu của chúng tôi, tôi đã nghe rất nhiều người phàn nàn rằng “Chúng tôi không biết câu chuyện thương hiệu của mình là về điều gì” hay tệ hơn là “Dường như chả ai hiểu câu chuyện thương hiệu của chúng tôi là gì”. Dường như những lý thuyết marketing nhan nhản khắp nơi đang che mờ câu chuyện nổi bật khiến thương hiệu trở nên có ý nghĩa với khách hàng.

Có ba yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược kể chuyện thương hiệu – mục đích, phương pháp và cơ hội. các yếu tố này hoạt động song song với những câu chuyện mà khách hàng kể với cộng đồng cũng như những câu chuyện mà thương hiệu kể vơi cộng đồng. Đối với những người làm marketing nhận thức được điều này, kể chuyện là một phương tiện tuyệt vời để tạo dựng mối liên kết bền lâu khi chúng ta sống trong một nền văn hoá có đặc tính kết nối, tương tác và đối thoại. Thương hiệu phải có một câu chuyện bám vào mục đích nhân sinh thay vì mục đích thương mại. Hãy cùng khám phá các yếu tố này hoạt động như thế nào cho cả thương hiệu lẫn khách hàng:

Mục tiêu Mục tiêu cơ bản nhất hoặc lý do để các thương hiệu kể câu chuyện thường xây dựng hoặc tăng cường định vị và lợi thế so sánh của thương hiệu. Đối với khách hàng, động lực hoặc mục tiêu kể câu chuyện thương hiệu xuất phát từ khao khát chia sẻ ý tưởng và trải nghiệm như một người cuồng nhiệt với mục tiêu cốt lõi của thương hiệu. Nói cách khác, mục tiêu chiến lược trong câu chuyện thương hiệu dựa trên sự cộng hưởng và phù hợp.

Phương pháp Tất nhiên thương hiệu có rất nhiều phương pháp và kênh truyền thông khác nhau để kể câu chuyện của mình. Ngày nay, khán giả thường dễ bị phân tâm, do đó các phương pháp kể chuyện chú trọng nhiều hơn đến sự gắn kết thay vì truyền thông. Khách hàng cũng vậy, có nhiều phương pháp chia sẻ câu chuyện thương hiệu hơn thông qua truyền thông xã hội. Điều này có nghĩa câu chuyện thương hiệu là một trải nghiệm chia sẻ, với sự tương tác qua lại giữa thương hiệu và khách hàng, theo một cách thức thực tế và ý nghĩa hơn.

Cơ hội Cơ hội để các thương hiệu kể câu chuyện của mình  rất đa dạng và phong phú. Câu chuyện thương hiệu tạo ra sự nhận biết đối với các cải tiến sản phẩm và những sự kiện quan trọng cùng những vấn đề khó khăn hơn liên quan đến công chúng. Thuơng hiệu có thể chủ động hoặc phản ứng lại. Đối với khách hàng, cơ hội chủ động kể chuyện cũng chịu sự chi phối của những tin tức tốt hay xấu về trải nghiệm thương hiệu. Những người làm marketing giờ đây nhận thức được rằng họ phải tạo ra một nơi để khách hàng chia sẻ trải nghiệm và kể câu chuyện của mình.

Nếu bạn là một người làm marketing trong quá trình phát triển hoặc chuyển dịch định vị thương hiệu, kể chuyện thương hiệu sẽ là một thành tố thiết yếu để xây dựng mối liên hệ bền lâu với những đối tượng có tư duy tương tự. Tất cả các thương hiệu huyền thoại đều có những câu chuyện huyền thoại được truyền nhau qua từng thế hệ.

Chiến lược xây dựng một câu chuyện thương hiệu nổi bật sẽ chịu sự chi phối của mục tiêu thuơng hiệu, mức độ gắn kết và khả năng nâng cao các sự kiện và tình huống xung quanh trải nghiệm khách hàng.

Nguồn: BrandStrategyInsider


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.