Số liệu thực tế và chuyện bên lề của những người sáng lập Victoria’s Secret
Cửa hàng bán lẻ đồ lót phụ nữ Victoria’s Secret đầu tiên được Roy Raymond khai trương tại Pato Alto, California vào năm 1977 đơn giản bởi ông thấy ngại ngùng khi đi mua đồ lót tại các cửa hàng bách hoá tổng hợp. Cuốn catalog đặt hàng qua thư đầu tiên của Victoria’s Secret được gửi đi năm 1978. Roy Raymond bán 4 cửa hàng Victoria’s Secret và hệ thống kinh doanh đặt hàng qua thư cho công ty bán lẻ The Limited vào năm 1982 với giá 4 triệu đôla.
Tiên phong và dẫn đầu thị trường với các sản phẩm đồ lót gợi cảm, ngày nay thương hiệu này mở rộng phân phối đa dạng trang phục phụ nữ và các sản phẩm làm đẹp. Victoria’s Secret hiện có 1.019 cửa hàng tại Mỹ và hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn thế giới, với doanh thu khoảng 5 tỷ đôla. Thương hiệu này tạo ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng với một từ “gợi cảm” bằng dòng sản phẩm đồ lót thế mạnh, điều này là lợi thế rõ rệt khi thương hiệu mở rộng sang các dòng sản phẩm thời trang khác.
Tuyên ngôn sứ mệnh của các cửa hàng đồ lót Victoria’s Secret
Tuyên ngôn sứ mệnh cho chuỗi cửa hàng bán lẻ của Victoria’s Secret cũng giống như tuyên ngôn của thương hiệu mẹ, Limited Brands, và cũng “quyến rũ” như chính các bộ sưu tập trong cửa hàng và catalog của Victoria’s Secret. Tuyên ngôn sứ mệnh của The Limited là…
“Các thương hiệu của Limited cam kết xây dựng nên ngôi nhà của những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới, mang đến trải nghiệm quyến rũ cho khách hàng, giúp tạo nên lòng trung thành dài hạn và sự tăng trưởng bền vững cho các cổ đông.”
Victoria’s Secret giờ đây là thương hiệu phổ biến nhất trên thế giới, vượt qua cả những “gã khổng lồ” đình đám như Levi’s, Macy’s và Old Navy.
Thương hiệu đồ lót này xếp hạng nhất trong nghiên cứu cảm nhận YouGovBrandIndex thường niên của các thương hiệu thời trang.
Bên cạnh đó, Victoria’s Secret đã công bố doanh thu kỷ lục trong ba năm qua, vượt qua những thách thức đã huỷ hoại nhiều đối thủ của hãng như Frederick’s of Hollywood.
Victoria’s Secret đã làm điều đó như thế nào?
Trải qua những năm tháng đầu tư marketing mạnh tay và hoàn hảo
“Thật khó để tạo ra tiếng vang trên cơ sở thông thường mà không chi tiêu mạnh tay cho quảng cáo và quảng bá,” Ted Marzilli, Giám đốc điều hành toàn cầu của Brand Index, chia sẻ với WWD.
Nỗ lực marketing của thương hiệu đồ lót này thể hiện rõ nhất qua các show diễn thời trang hàng năm.
Năm 1995, Victoria’s Secret chi 120.000 đôla cho một buổi trình diễn trong khi buổi trình diễn của hãng năm ngoái ước tính tiêu tốn hơn 13 triệu đôla.
Show diễn thời trang đã trở thành một phần văn hoá Mỹ, với 9.3 triệu người xem năm 2012. Công ty trả tiền cho những ngôi sao mới nổi như Justin Bieber để góp phần để thu hút một nhóm khách hàng mới.
“Show diễn của chúng tôi được theo dõi, theo cách này hay cách khác, tại hơn 200 quốc gia qua báo chí, Facebook, YouTube và truyền hình,” Ed Razek, Giám đốc điều hành marketing, chia sẻ với Business of Fashion năm 2011. “Đó là chương trình truyền hình “phải xem” của các phục nữ trẻ tại Mỹ. Họ học cách bước đi trên những đôi giầy cao gót trong show diễn này.”
Thương hiệu cũng quan tâm thu hút đông đảo giới nữ ở nhiều độ tuổi. Trong khi Frederick’s of Hollywood giới hạn bản thân thương hiệu với các trang phục lót diêm dúa, phá cách, Victoria’s Secret giới thiệu dòng sản phẩm PINK phù hợp với bạn cô gái tuổi teen.
Chiến lược marketing khôn ngoan khiến Victoria’s Secret trở thành thương hiệu hàng đầu nước Mỹ.
“Tôi nghĩ bí quyết của Victoria’s Secret đơn giản là marketing rầm rộ và dày đặc (trực tuyến, báo chí và các cửa hàng), hình thức giới thiệu sản phẩm mới (áo lót) nhất quán tạo ra diện mạo mới mẻ cho các cửa hàng mỗi khi khách hàng bước vào, hay đi qua, cửa hiệu của họ,” Brian Sozzi, nhà phân tích tại NBG Productions, nhận định.
Nguồn: Tổng hợp từ Business Insider & Retailindustry