Xây dựng thương hiệu đã trải qua một giai đoạn chuyển dịch trong suốt những năm vừa qua, và đang dần hướng dến một trạng thái cá nhân hoá hơn và mang tính kết nối hơn.
Kỉ nguyên mà các thương hiệu đại diện cho những thực thể không thể tiếp cận và ẩn giấu dưới nhiều tầng lớp trong một tổ chức đã phải chấm dứt. Ngày nay người tiêu dùng mong đợi vào việc tương tác với thương hiệu, đòi hỏi sản phẩm và dịch vụ mới, và trở thành một phần chủ động trong cuộc hội thoại.
Thương hiệu và kĩ thuật xây dựng thương hiệu đang thay đổi để phản ánh điều này, và sẽ không có gì lạ khi bắt gặp những người đại sứ thương hiệu đang trao đổi và giao tiếp với khách hàng của mình qua các kênh xã hội. Thế nhưng việc xây dựng thương hiệu đòi hỏi nhiều hơn là chọn bảng màu, sử dụng phông chữ phù hợp và chắc chắn rằng phần không gian xung quanh logo phải được duy trì.
Thương hiệu đại diện cho mọi thứ của một doanh nghiệp: công ty, sản phẩm, giá trị mà nó đại diện, và con người. Thương hiệu đang dần mất đi lớp vỏ khó gần, mà dần trở nên có nhân tính hơn.
Tất cả nhửng điều đó đặt ra một câu hỏi: Điều gì sẽ đến trong năm 2016, đối với lĩnh vực xây dựng thương hiệu? Thương hiệu và việc xây dựng thương hiệu sẽ thay đổi và phát triển như thế nào để phản ánh được nhu cầu của các tổ chức cũng như của người tiêu dùng? Ở diện rộng, câu trả lời ở đây là nó khá giống với những sự phát triển mà chúng ta đã chứng kiến, nhưng với những bước đi đầu tiên vào kỉ nguyên hướng về con người.
Dưới đây là một số những thay đổi sẽ trở thành xu hướng chính trong xây dựng thương hiệu vào năm 2016. Bạn có đồng ý kiến không? Liệu chúng tôi có bỏ qua một xu hướng nào không? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn trong phần “Ý kiến” ở phía dưới!
1. Sự dịch chuyển từ thương hiệu sang trải nghiệm thương hiệu
Như chúng ta đã thảo luận, cái cách mà thương hiệu đại diện cho chính bản thân mình và tương tác với người dùng cuối đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kết quả là, việc xây dựng thương hiệu sẽ không đơn thuần là thể hiện một hình ảnh hay phong cách sống nữa, mà nó sẽ bắt đầu chủ động quảng bá những trải ngiệm tương tác với khách hàng của mình. tất cả các thương hiệu đều muốn tạo ra mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng, và điều này đòi hỏi một chiến thuật có thể giúp họ tiếp cận nhu cầu của người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn.
Xu hướng: Xây dựng thương hiệu sẽ chú trọng vào các yếu tố “mềm” nhiều hơn, ít tập trung vào phông chữ, màu sắc và hình ảnh, và kết nối hơn với người dùng.
2. Cá nhân hoá thương hiệu
Các thương hiệu từ lâu đã nhận ra rằng họ có ý nghĩa khác nhau đối với những người tiêu dùng khác nhau, nhưng với sự đổ bộ của các nền tảng kênh truyền thông xã hội được sử dụng như giải pháp chính để tương tác với khách hàng (ngoại trừ hành động trao đổi mua bán trực tiếp), các thương hiệu ngày nay cũng đã nhận ra rằng để cạnh tranh, họ cần phải tạo ra những phiên bản của chính họ nhưng được tinh chỉnh cho phù hợp với từng khách hàng khác nhau.
Điều này đã được áp dụng bới các thương hiệu cao cấp, với khả năng cho phép người dùng sưu tập xe Mercedes mới trong nhà máy ở Đức, hay sở hữu một chiếc đồng hồ Rolex được thiết kế cho nhu cầu của riêng bạn, nhưng gần đây chúng ta đã chứng kiến xu hướng này đang dần được đại trà. Dù bạn là thương hiệu Apple, cho phép áp dụng nghệ thuật chạm khắc ở mặt sau thiết bị, hay nhãn hàng Coca Coca – sáng tạo ra phiên bản lon và chai có in tên riêng của từng người, cá nhân hoá đang dần trở thành một vấn đề quan trọng.
Xu hướng: Các thương hiệu sẽ tương tác với khách hàng ở một cấp độ cá nhân hoá hơn, tinh chỉnh lại sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.
3. Nhân cách hoá thương hiệu
Có thể bạn nghĩ rằng điều này giống với việc cá nhân hoá thương hiệu, nhưng thực tế có rất nhiều sự khác nhau. Thương hiệu xưa nay thường đại diện cho một chuỗi các giá trị, nhưng gần đây ngày càng nhiều khách hàng quay lưng với các giá trị được tạo ra bởi các công ty giấu mặt.
Hãy nghĩ về cách mà Starbucks và Amazon đối mặt với các tố cáo tiêu cực về thuế. Thay vào đó, các thương hiệu đang dần trở thành một con người đằng sau vẻ ngoài đang đại diện cho nó, như là một mối liên hệ giữa con người để tạo ra sự liên kết mạnh mẽ về mặt cảm xúc.
Xu hướng: Xây dựng thương hiệu sẽ vận dụng nhiểu yếu tố con người để liên kết về mặt cảm xúc với người dùng.
4. Sử dụng nguồn nội bộ
Từ xưa đến nay khi nói về thương hiệu, người ta vẫn luôn có xu hướng chiêu mộ nhân tài để thực hiện nó, và xu hướng này dự kiến sẽ không thay đổi trong tương lai. Nhưng thay vì như trước đây các công ty thường nỗ lực tìm một giá trị đó nhằm đại diện cho thương hiệu, chúng ta bắt đầu mong đợi điều này sẽ chuyển dịch sang một quá trình chủ động hơn.
Thông điệp và các thấu hiểu thương hiệu thường xuất hiện trong bản thân công ty hơn là từ bên ngoài, điều đó gắn chặt với các xu hướng mà chúng ta đã tiên đoán cho năm 2016.
Xu hướng: Các cổ đông nội bộ và nhân viên sẽ cung cấp những thấu hiểu hữu ích, và sẽ giúp phát triển thương hiệu theo những định hướng đáng ngạc nhiên nhưng cực kì hiệu quả.
Nguồn: Creativebloq