Câu hỏi thường trực của các CEO các doanh nghiệp SME như sau: doanh nghiệp nhỏ, ngân sách hạn chế, nguồn lực hạn chế làm thương hiệu thế nào cho hiệu quả?
Sau đây là câu trả cụ thể về câu hỏi ở trên: Tata English là trung tâm tiếng Anh bé, ra đời muộn. Nhưng họ đã rất thành công tại sân chơi đào tạo tiếng Anh, vốn là một đại dương rất đỏ đã có rất nhiều các cá mập lẫn các trung tâm nhỏ mọc lên như nấm.
Sau đây là chia sẻ của anh Thanh Tùng – CEO của Tata English:
Tiếng Anh không học cấp tốc được đâu. Cần sự kiên nhẫn và liên tục. Do vậy em sẽ chọn con đường bền bỉ về phương pháp và truyền thông theo hướng: học chậm mới hiệu quả. Lựa chọn này của em có thể sẽ gặp vất vả hơn cho doanh nghiệp. Nhưng em chỉ làm khi em thấy đúng cho em;
Các trung tâm tiếng Anh lớn nhiều nguồn lực họ chiếm hết các định vị quan trọng rồi. Tata English ra sau, lại nhỏ nên em chọn phân khúc ngách chưa ai làm: dành cho những người lười học, hay bỏ học giữa chừng vì không đủ kiên nhẫn;
Sau khi chọn định vị đúng rồi, em ầm thầm tìm kiếm những giải pháp để triển khai phương thức học làm sao để những người học thấy hứng thú và thích học tiếng Anh. Đây cũng là những rào cản để đối thủ muốn bắt chước thì cũng mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm.
3 bài học từ 3 ý trên của anh Tùng cho các doanh nghiệp SME như sau:
Đừng chạy theo thị trường
Cái gì thị trường đã làm nhiều đừng làm theo, nhất là khi quy mô bé. Nguồn lực hạn chế không đua được đường dài là điều chắc chắn. Tata English không thể đua đào tạo IELTS, TOEIC với các big brand names;
Cái gì thị trường đã nói nhiều rồi đừng nói theo. Đào tạo tiếng Anh không thể siêu tốc được dù nhiều trung tâm nói vậy;
Chỉ bán cho khách hàng những gì mình tin là đúng. Tôi rất thích điều này ở Tata English.
Chọn định vị đúng rất quan trọng
Brand Positioning Strategy – chiến lược định vị thương hiệu. Lý thuyết kinh điển này rất hiệu quả nếu làm đúng, làm rất đúng, làm cho tới. Tôi thấy nhiều doanh nghiệp (là khách hàng & học viên của tôi) biết điều này, thậm chí thuộc làu làu điều này. Nhưng lựa chọn khôn ngoan thuộc về kỹ năng và sự nhạy bén của từng người;
Doanh nghiệp nhỏ chọn sân chơi nhỏ. Miễn là nó có đủ độ lớn về khách hàng. Và quan trọng là các tay chơi khác đang bỏ quên hoặc biết nhưng chưa kịp làm. Tiếng Anh dành cho “người lười học tiếng Anh” – một lựa chọn hay cho Tata English;
Back to the basic – Đừng bao giờ quên những nguyên lý kinh điển. Lý thuyết vậy nhưng áp dụng cho tới không dễ.
Cứ làm đi rồi tính
Không có ý tưởng nào hoàn mỹ cả. Cứ làm và điều chỉnh rồi sẽ tốt hơn. Từ khi chọn được big idea cho định vị, anh Tùng đã cần mẫn bắt tay dựng xây cho ý tưởng này. Đào tạo giảng viên, tìm hiểu phương pháp học vui, nhẹ nhàng, dễ tham gia. Sáng tạo nảy sinh trong lao động. Dần dần anh đã tạo nên một “lý thuyết” cho riêng mình;
Bài học cuối cùng tôi muốn nói với các CEO của các doanh nghiệp SME qua case thực tế trên: làm thương hiệu không phải cái gì to tát, nó bắt đầu từ những viên gạch, những mảnh vụn ý tưởng gom góp lại. Sau đó cần mẫn triển khai nó dựa trên một nền tảng kiến thức hiểu biết nhất định về thương hiệu. Lao động chăm chỉ làm nên thành công;
Anh Tùng (là cựu học viên lớp Brand của Plato), đã thành công không chỉ nhờ có kiến thức, quan trọng là anh lao động chăm chỉ, thực tế với những gì mình có & có tâm với nghề.
BrandSon