16. GIải quyết một vấn đề toàn cầu. Các giải pháp “Big bang” ở các lĩnh vực như dược hoặc công nghệ sinh học đòi hỏi kinh phí đầu tư khổng lồ và khung thời gian khắc nghiệt, nhưng một khi hoạt động hiệu quả, chúng sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn. Một giải pháp “Big bang” có thể đến từ bất kì thương hiệu nào – thương hiệu TOM’s (như ảnh) tìm kiếm giải pháp cho những đứa trẻ không có giày. Với mỗi đôi giày được mua, là người dùng đã tặng một đôi giày mới cho những đứa trẻ cần chúng. One for One.
17. Xây dựng sự ảnh hưởng. Thực hiện những ý tưởng tuyệt vời nhằm thu hút sự chú ý. Dùng sự chú ý để hình thành nên đám đông. Dùng đám đông để phát triển uy tín. Dùng uy tín để là đà phát triển cho những hoạt động khác biệt hoá tiếp theo. Red Bull, Virgin và Apple là những thương hiệu thực hiện phương pháp này.
18. Tái định nghĩa cách người tiêu dùng mua hàng. Với hàng tỉ sản phẩm, tiếp cận 24/7, công nghệ tìm kiếm, người dùng đánh giá sản phẩm và hoàng loạt các nguồn thông tin sâu về sản phầm, Amazon.com đã cung cấp một trải nghiệm mua sắm tuyệt vời.
19. Mang đến một tiền lệ chưa từng có trong ngành. Nike đã tái định nghĩa những gì mà con người tin là họ có thể làm được.
20. Kết nối những gì trước đây chưa từng được kết nối. LinkedIn đã mang những người làm kinh doanh đến với nhau để họ có thể tạo mối quan hệ, và chia sẻ những ý tưởng trên toàn cầu. Bằng cách này, thương hiệu đã giải quyết một vấn đề mà không ai nhận thấy cho đến khi họ nhìn thấy tiềm năng mà họ có thể làm hiện giờ.
21. Viết lại trải nghiệm. Southwest Airlines đã lấy sự vui nhộn, lém lỉnh và tiết kiệm làm hình ảnh thay vì một hệ thống vận chuyển toàn cầu phức tạo, Starbucks khác biệt hoá không phải nhờ cà phê, mà bằng việc trở thành một nơi “thứ ba” – giữa nhà và nơi làm việc.
22. Cá nhân hoá những thứ bạn bán. Có rất nhiều cách để nhà bán lẻ có thể thực hiện sự cá nhân hoá cho sản phẩm của mình.
23. Kết nối thương hiệu với một dịp đặc biệt nào đó. Thói quen là một thứ rất mạnh, nhưng những dịp lễ thậm chí còn hơn vậy. Chúng liên kết con người một cách hiệu quả nhờ sự kết hợp giữa thời gian và sự tập trung. Và vì lý do đấy, chúng tạo ra một thông lệ – mọi người có thể hành động theo một cách nào đó trong những ngày này. Hoàn toàn ổn nếu bạn làm hoặc không làm một việc gì đó khác với ngày thương. De Beers, Hallmark, Hershey, Cadbury, MACY’s và những thương hiệu khác đã chạm vào những dịp lễ này hoặc tạo ra những dịp lễ để liên kết hình ảnh thương hiệu với chúng.
24. Nhượng quyền thương hiệu. Việc nhượng quyền thương hiệu có thể mang đến nhiều giá trị mới cho thương hiệu, và sự khác biệt hoá rõ ràng so với các đối thủ cạnh tranh. Pillsbury mua nhượng quyền thương hiệu từ Cinnabon chỉ để thực hiện những chiếc bánh quế của họ, Colgate mua nhượng quyền những nhân vật Disney để tăng nhận diện thương hiệu.
25. Thoát khỏi khuôn khổ thông thường. Những thương hiệu phát vỡ quy tắc sẽ mang lại những ý nghĩa mới khiến cho những đối thủ trở nên lỗi thời. Họ tạo ra những ranh giới và sống như những kẻ phá bỏ luật lệ. Những thương hiệu này thương trái ngược với các thương hiệu “ngoan ngoãn”, và thường sẽ cực kì khác biệt so với những thương hiệu khác. Cirque de Soleil là một ví dụ. Mặc dù thuộc ngành “xiếc”, nhưng thương hiệu này đã hình thành một cách khéo léo sự khác biệt và định vị bản thân theo cách hoàn toàn riêng biệt với xiếc. Hoàn toàn không có lều, sư tử và voi. Không có những người ném vòng. Thay vào đó thương hiệu đã lấy những thành tố của những hoạt động gỉải trí khác như nhảy, nhạc, opera và sân khấu. Tất cả kết hợp đã trở nên cực kì khác biệt – hoàn toàn vượt ra khỏi khuôn khổ của một gánh xiếc thông thường.
26. Thay đổi tên. Đôi khi tên thương hiệu của bạn khiến người khác không muốn nhắc đến. Vì dụ như Chinese gooseberry. Khi cái tên được đổi thành quả Kiwi, cả thế giới ngay lập tức đã có một loại trái cây ưa thích mới.
27. Nhân cách hoá. Thương hiện Green Giant có những nét tính cách khác biệt trong họ nhà rau. Frank Perdue trờ thành người đàn ông mạnh mẽ sau những miếng gà. Gecko trở thành người phát ngôn yên thích cho GEICO.
28. Tạo một sản phẩm mới. Người tiêu dùng muốn một cái gì đó khác biệt mạnh mẽ. Tyson muốn bán những con gà tí hon, nghe chẳng có vẻ gì là hấp dẫn. Nên họ đã trình làng Cornish game hens.
29. Tái định vị ngành hàng. Thịt trước đây nghĩa là thịt heo. Sau đó ngành hàng đã chuyển hướng sang thịt gà, và định vị nó là “một loại thịt trắng khác.” Đây mà một bước chuyển tốt bởi thịt đỏ khi đó đang là một vấn đề nhận thức.
30. Nhận diện, nhận diện, nhận diện. Một quả chuối thông thương sẽ trở thành một quả chuối tốt hơn nhờ vào nhãn Chiquite được dán lên. Dole đã thực hiện tương tự cho quả dứa với nhãn Dole, và tương tự dưa leo được gắn nhãn Foxy. Dĩ nhiên bạn cần phải truyền thông để mọi người nhận biết vì sao nên dùng những thương hiệu có gắn nhãn này.
Nguồn: http://www.brandingstrategyinsider.com/2013/12/50-ways-to-differentiate-your-brand.html#.V4MOA7w_Uxh