1. Thay đổi format nghĩa là vai trò chính của content thay đổi
Trong một vài năm trở lại đây, đã có một sự chuyển đổi nhất quán trong hoạt động content. Những thương hiệu thành công nhờ content marketing không chỉ liên tục tiếp cận khách hàng bởi những nội dung “khủng” mà còn biết cách tận dụng các phương tiện truyền thông đa dạng. Một team chuyên viết bài không bao giờ là đủ, thương hiệu cần một chiến lược rộng hơn với những nhóm nhân sự có kỹ năng đa dạng mới có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Pixar và những bộ phim bom tấn là một ví dụ điển hình.
Ed Catmull – chủ tịch của Pixar – đã chia sẻ: Chúng tôi không bắt đầu với những ý tưởng hay ho, mà thay vào đó là những “ý tưởng vịt con xấu xí” nghe có vẻ “kì quặc, thô kệch, và dường như dễ “chết yểu” từ trong trứng nước”. Bằng việc bám sát vào quy trình với những cải tiến liên tục, Pixar đã không ngừng nuôi dưỡng phát triển những ý tưởng tưởng chừng như đơn điệu ấy. Và mang về cho Pixar hàng tá giải thưởng Hàn lâm.
Content Marketing không còn gói gọn trong những bài viết blog nữa!
Nó là một quá trình liên tục làm mới những ý tưởng, cụ thể hoá đến từng đối tượng khách hàng, và biến hoá định dạng theo từng kênh và phương tiện khác nhau mà người tiêu dùng đang sử dụng.
Blog không phải là giải pháp lúc nào cũng phù hợp đối với những chiến lược marketing khác nhau và không giải quyết được vấn đề về các hình thức tiếp cận mới.
Năm 2018, đã đến lúc đội ngũ làm content thương hiệu cần có sự phát triển để bắt kịp với những hoạt động content mới, đòi hỏi những kỹ năng sau:
- Sản xuất và chỉnh sửa video
- Thiết kế đồ họa, minh hoạ và chỉnh sửa
- Kỹ năng chỉnh sửa và sản xuất âm thanh
- Tối ưu hóa nội dung trên nhiều định dạng
- Phân phối và tiếp thị nội dung
- Chiến lược phát triển, thực thi và quản lý chiến dịch
- Truyền thông và xây dựng thương hiệu
- Quảng cáo và kênh truyền thông
- Phân tích, chỉ số và báo cáo
Bảng số liệu dưới đây cho thấy nhóm các chiến thuật thường được sử dụng bởi những thương hiệu thành công. Trung bình mỗi thương hiệu sử dụng khoảng 8 chiến thuật nội dung áp dụng trên các lọai kênh và phương tiện truyền thông khác nhau.
2. Mạng lưới thiết bị kết nối Internets (Internet of Things – IoT) mang nội dung vượt ra khỏi màn hìnhNhờ có IoT, nội dung đã dần phá vỡ “bốn góc” màn hình đi vào đời sống khi chúng ta không còn phải dán mắt vào điện thoại mới đọc được nội dung.
Hãy nghĩ về cách chúng ta đang tương tác với thiết bị và công nghệ mới ngày nay. Như Siri ( một chức năng trên iphone).Bạn nói chuyện – Siri trả lời , – trong thời gian chớp mắt.
Alexa – Dịch vụ thoại của Amazon, mở ra cho chúng ta cánh cổng đến gần hơn với những nội dung “số”. Nhiều công ty đã sử dụng Alexa để tương tác với những khách hàng không thích suốt ngày dán mắt vào màn hình.
Ứng dụng Alexa, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ có thể hướng dẫn người dùng chi tiết các bước CPR trong trường hợp khẩn cấp và các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và đau tim.
Tương tự, Hội những người yêu thú cưng Pet lovers cũng xây dựng nội dung Ask Purina trên nền tảng Alexa cung cấp lượng thông tin hữu ích về chăm sóc cún cưng. Nhiều cơ hội cũng mở ra cho các doanh nghiệp B2B. Hãy nghĩ xem khách hàng của bạn đang tìm kiếm cái gì và cách tốt nhất để tiếp cận họ.
Chẳng hạn như Marketing School – Ứng dụng phát triển cũng trên nền tảng Alexa – giúp chia sẻ 10 phút Actionable Marketing mỗi ngày, rất dễ dàng để nghe trong lúc chuẩn bị đi làm buổi sáng hoặc khi giải lao giữa một tập phim Netflix.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà nơi nơi Digital, nhà nhà Digital.
Với những thiết bị đồng bộ, và phương thức marketing tiệm cận trên nền tảng những thiết bị beacon, cơ hội mở ra cho những tương tác với nội dung vượt lên cả những cú click chuột.
Đó là những nội dung được cá nhân hoá và phù hợp với khách hàng mục tiêu dưới nhiều hình thức khác nhau vào đúng lúc đúng đúng nơi, khi mà họ phát sinh nhu cầu.
3. Minh bạch là số một
Người tiêu dùng đang bị bội thực về quảng cáo.
So với thế hệ cũ – thế hệ bị “cào bằng” bởi sự đại trà, Thế hệ Y dường như cấp tiến hơn và yêu cầu cao hơn các thương hiệu về tính chính trực, rõ ràng và trách nhiệm xã hội. Nhưng nhìn chung, tất cả những người tiêu dùng nói chung đều mong muốn có sự minh bạch.
Theo như Digiday, Các thương hiệu dường như đang “lên đồng” với những tuyên bố “xanh” (vì môi trường), hoạt động từ thiện và đóng góp doanh nghiệp.
Các nhãn hàng luôn cố gắng kết hợp mọi thứ để tạo ra “marketing-có-lý” , nhưng những khách hàng khó tính lại cho rằng những kiểu quảng cáo này như kiểu “cố đấm ăn xôi”. Thậm chí một vài người còn nghĩ rằng nhãn hàng đó không trung thực.
Nghiên cứu của Nielsen’s Global cho chúng ta thấy Khách hàng đang đặt niềm tin vào đâu
Khách hàng ở Bắc Mỹ đánh giá cao nhất độ tin cậy từ lời khuyên của người quen với 82% nói rằng họ hoàn toàn hoặc rất tin tưởng vào nguồn tin đó;So sánh vớiquảng cáo truyền hình (63%), tài trợ thương hiệu (57%), quảng cáo video trực tuyến (47%), quảng cáo truyền thông mạng xã hội (42%) và quảng cáo trên thiết bị di động (39%);đây là một khoảng cách khá lớn. Bởi vì, so với các thương hiệu, người tiêu dùng cho rằng những thông tin từ những người họ quen biết có tính trung thực cao hơn. Rõ ràng, thương hiệu cần tập trung vào sự minh bạch và thành thật.
Với sự phát triển của Marketing thì việc sử dụng người có ảnh hưởng và người nổi tiếng, việc xây dựng mối quan hệ với những khách hàng khó tính trở nên quan trọng hơn ban giờ hết.
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vẫn thực hiện các biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng từ các nhãn hàng không đủ minh bạch. Vào năm 2015, FTC đã cảnh cáo thương hiệu phần mềm video game Machinima về việc không công khai những Youtuber nổi tiếng làm nội dung giới thiệu thương hiệu.
Để xây dựng (và duy trì) lòng tin của khách hàng, giai đoạn tiếp theo của marketing sử dụng người nổi tiếng và những nội dung thương hiệu (branded content) là luôn đảm bảo mọi nội dung tạo ra đều minh bạch rõ ràng.
Video: How to Leverage Influencer Marketing to EXPLODE Your Business
Nguồn: neilpatel.com