Tiêu điểm

Bài viết sưu tầm

Kỳ vọng thay đổi hình ảnh của một quốc gia chuyên sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng và rẻ tiền cũng như duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững, các doanh nghiệp địa phương và chính trị gia ở Trung Quốc tích cực truyền bá tư tưởng “đổi mới”.

Năm 2010, Đông Nam Á đã thay thế Bắc Mỹ và Tây Âu để trở thành khu vực có nhiều bằng sáng chế nhất theo thống kê của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.

“Đổi mới bắt rễ tại Trung Quốc và Trung Quốc thực sự cần điều này”. Đó là những chia sẻ của Richarrd Kelly, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của IDEO, trên chương trình “Thoughtful China”, một talkshow về marketing trực tuyến ở Thượng Hải.

Thêm vào đó, nghiên cứu thị trường hiện đã trở thành một ngành bùng nổ đối với các công ty đa quốc gia lẫn doanh nghiệp địa phương.

“Trung Quốc có hơn 1,200 trung tâm nghiên cứu và phát triển có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày đêm nghiên cứu tìm ra những phát minh mới cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thị trường quốc tế. Trung Quốc đang là điểm đến ưu tiên hàng đầu của hầu hết các công ty, trong đó có cả Starbucks,” Marie Han Silloway, giám đốc marketing của Starbucks tại Trung Quốc cho biết. Hiện thương hiệu này đã phát triển nhiều sản phẩm riêng cho thị trường Trung Quốc như Trà xanh Frappuccinos.

Một trở ngại lớn ở Trung Quốc chính là hệ thống giáo dục. Học sinh Trung Quốc không có nhiều cơ hội phát triển tính sáng tạo và các kỹ năng giải quyết vấn đề, do đó, hoàn toàn bỡ ngỡ trước những công việc ở các công ty đa quốc gia, đặc biệt trong những lĩnh vực đòi hỏi nhiều phát minh, sáng chế. Tập đoàn WPP đã hợp tác với Học viện thiết kế và Mỹ thuật Thượng Hải phát triển chương trình đào tạo truyền thông marketing 3 năm tại Trung Quốc nhằm cung cấp nguồn nhân lực sẵn sàng phục vụ nhu cầu thị trường.

Cải cách hệ thống giáo dục Trung Quốc “nên là vấn đề ưu tiên hàng đầu của toàn quốc gia.” Đó là tuyên bố của Ellen Hou, Giám đốc Kế hoạch phát triển Trung Quốc của Tập đoàn TBWA.

Các tập đoàn đa quốc gia phải đứng trước thách thức tái đào tạo sinh viên Trung Quốc. Tuy nhiên, chính nền văn hóa nho giáo của Trung Quốc vốn đề cao lễ nghĩa, tôn trọng người lớn tuổi, kể cả chủ doanh nghiệp, đã tạo ra một quốc gia “chỉ biết gật đầu” nơi công sở. Nhân viên thường miễn cưỡng nếu phải nói ra những suy nghĩ thật của mình, Robin Seow, Phó Giám đốc marketing khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản của Tập đoàn Hewlett-Packard (HP), cho biết.

Trong chương trình “Thoughtful China”, ông Seow đã chia sẻ với người dẫn chương trình Nicky Wang rằng:  Những người làm marketing nên khuyến khích nhân viên “biết khát khao mạo hiểm và thất bại”. “Chúng ta cần phải làm cho nhân viên hiểu và tin tưởng rằng, “Tôi có cơ hội đưa ra những ý tưởng hay. Tôi có thể sai lầm, tôi có thể thất bại nhưng điều đó hoàn toàn bình thường với công ty và ông chủ của tôi.” Tôi cho rằng đây phải là hệ tư tưởng cốt lõi.”

HP đang phải đối mặt với những thách thức to lớn ở Trung Quốc. Theo thống kế của Gartner, HP hiện chỉ xếp thứ tư trên thị trường máy tính Trung Quốc với thị phần chưa đến 9%, đứng sau Lenovo (Trung Quốc), Dell (Mỹ) và Acer (Đài Loan). Bên cạnh đó, vụ thu hồi pin máy tính xách tay cũng ảnh hưởng mạnh tới hình ảnh của hãng này.

Tuy nhiên, về khía cạnh marketing, dưới sự quản lý của Robin Seow, HP đã trở thành hãng máy tính được biết đến nhiều nhất. Ở tại Bắc Kinh trong 5 năm qua, Seow đã xây dựng những chương trình marketing đầy tham vọng và độc đáo ở Trung Quốc nhắm vào người tiêu dùng nông thôn và giới trẻ, những nhóm khách hàng mục tiêu phi truyền thống của HP.

Trong giai đoạn đầu tiên của chiến dịch “My Computer, My Stage” 3 năm trước, HP đã khích lệ người tiêu dùng chia sẻ những ước mơ, mục tiêu và thành tích của mình thông qua những bài viết hoặc hình vẽ minh họa ở những địa điểm nhất định. Sau đó, HP đã mời họ viết và đăng những bài hát hip-hop trên mạng và cuối cùng là tạo những thước phim.

Ông Seow cũng khuyến khích cộng đồng viết blog ở Trung Quốc – hiện đã hơn 50 triệu người – bằng cách tài trợ những sự kiện họp mặt có sự tham dự của những người sử dụng Internet.

Năm 2010, Seow đã tổ chức một chương trình gửi các sinh viên tốt nghiệp đại học tới nhiều thành phố nhỏ ở vùng nông thôn Trung Quốc. Một cuộc thi toàn quốc có tên gọi “Xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn” do HP tài trợ trang thiết bị và đào tạo đã biến hàng ngàn tay súng trẻ trong chính phủ Trung Quốc trở thành những người quảng cáo miễn phí cho HP.

Nguồn: Tạp chí Advertising Age


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.

 

  • Holland 11 tháng 12 năm 2011

    Going to put this atrcile to good use now.

    Đóng Trả lời