Tiêu điểm

Bài viết sưu tầm

Cứ nhắc đến “thông điệp quảng cáo” lại khiến tôi rùng mình. Hai chữ “thông điệp” dường như hàm ý quảng cáo là nhằm truyền tải một thông tin cụ thể hoặc một lý lẽ nào đó. Những không phải tất cả quảng cả đều nhằm mục đích thuyết phục người xem bằng cách chứng tỏ lợi ích của thương hiệu. Và thậm chí ngay cả khi làm như thế, tôi cho rằng chúng ta đã quá đề cao mức độ mà người xem thực sự tiếp nhận những điều được đưa ra trong quảng cáo.

Đặc biệt là đối với các phương tiện truyền thông động như TV, video trực tuyến, đài radio và rạp chiếu phim, người ta ít khi đánh giá mức độ phù hợp của một mẫu quảng cáo tại thời điểm xem.

Có ba lý do cho điều này.

Trước tiên, dòng suy nghĩ không có nút “tạm dừng”. Nếu người ta quyết định xem một quảng cáo thì các nội dung mới sẽ liên tục thay đổi sự chú ý của người xem đối với các quảng cáo cũ.

Thứ hai, hầu hết mọi người đều không ở tại địa điểm mua sắm, hay cụ thể hơn, chủ đề quảng cáo không ngay lập tức phù hợp với họ.

Và, thứ ba, ngay cả với những người đang có mặt tại địa điểm mua sắm, các thông tin được hiểu dưới hình thức tuyên bố, nó chưa phải sụ tin tưởng được đảm bảo bằng trải nghiệm.

Nhưng điều này không có nghĩa là hầu hết các quảng cáo đều kém hiệu quả. Ý tưởng quảng cáo được truyền tải vào thời điểm phù hợp sẽ tạo ra ảnh hưởng, chẳng hạn như khi một ai đó đang nghĩ đến việc mua một sản phẩm trong ngành hàng đó. Vậy trong hầu hết trường hợp, điều tốt nhất mà chúng ta có thể hy vọng là nội dung quảng cáo được chú ý tại thời điểm xem, đồng thời ý tưởng và cảm xúc gợi lên được liên hệ tới thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Đây là lý do tại sao tôi luôn thích thuật ngữ cổ điển “ấn tượng quảng cáo”. Mặc dù cụm từ này được dùng như một thuật ngữ truyền thông để chỉ lượt xem quảng cáo thì từ “ấn tượng” cũng hàm ý người ta nhận thức được ấn tượng chung. Họ hiểu vấn đề chính được nói mà không cần thiết phải suy nghĩ quảng cáo đang truyền tải ý tưởng gì tại thời điểm xem. Ấn tượng là hình ảnh thương hiệu nằm trong tâm trí người tiêu dùng.

Sau cùng, đó không phải là những gì quảng cáo đang có gắng làm? Quảng cáo giúp thương hiệu tạo ấn tượng tốt. Nó cũng giống như nói chuyện với một người mà bạn cảm thấy cuốn hút. Bạn có thể cố gắng khiến bản thân mình trở nên thú vị trong mắt người khác. Bạn cố gắng tạo ấn tượng tốt bằng cách nói những điều đúng đắn và đưa bản thân mình ra ánh sáng. Bạn có thể chọn nhấn mạnh những thứ hiển nhiên về bản thân so với người khác để khiến bạn trở nên nổi bật giữa đám đông. Và bạn sẽ cố gắng khiến mình được yêu thích.

Theo tôi, nếu những chiến thuật này hiệu quả với con người thì có thể cũng hiệu quả với thương hiệu. Bạn nghĩ gì? Liệu “ấn tượng” có phải là cụm từ hay hơn “thông điệp”? Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn.

Nguồn: BrandingStrategyInsider


Thảo luận

BrandDance toàn quyền biên tập, xóa hoặc đăng lại nội dung bình luận.
Độ dài tối đa của bình luận là 500 từ.