Có lẽ đây là điều một chiến dịch Selfie cần.
Selfies (tự chụp hình) – bạn có thể thích hoặc ghét việc này. Đối với các marketers, tuy nhiên, selfies không được tiếp nhận đơn thuẩn dựa vào mức độ được yêu thích của công cụ này mà như một công cụ hữu ích để hỗ trợ cho việc xây dựng câu chuyện thương hiệu (brand stories) và thể hiện trực quan hình ảnh trong cộng đồng xã hội. Mặc dù vậy, gần đây , cách tiếp cận mới trong các chiến dịch selfie, các tổ chức cố gắng chuyển sự tập trung từ bản thân con người sang thế giới họ đang sinh sống và sự tác động của con người lên các sinh vật sống khác. Các tổ chức từ thiện từ lâu đã là chuyên gia trong việc tạo ra tương tác trong cộng đồng thông qua các chiến dịch selfie; giờ đây có lẽ là thời điểm triển khai những chiến dịch selfie nhằm nâng cao ý thức bảo vệ động vật.
Dù cho selfie có phải là một hành động thể hiện sự tự cao, nâng cao cái tôi cá nhân, sự cứu rỗi cho một cuộc sống nhàm chán chán, một hiện tượng giải trí đơn giản, một vấn đề tâm lý nghiêm trọng hoặc một biên niên ký cuộc sống hay không, các thương hiệu vẫn nhanh chóng ứng dụng nó để tạo ra các chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm kết nối cộng đồng người xem.
Với hàng ngàn bức ảnh selfies được chụp mỗi ngày, và sự tăng trưởng nhanh chóng chưa từng thấy của các trang mạng chia sẻ (Twitter, Snapchat, Instagram, và Imgur), hiệu quả của selfie marketing liên tục được kiểm chứng và đánh giá bởi các tổ chức từ thiện và phần lớn các chiến dịch xã hội (Dove, Dunkin Donuts, Star Wars, New York Public Library, Turskish Airline, 1888 Hotel, Walking Dead, The Cape Times, The World Food Programme, và các thương hiệu khác. Hầu hết các chiến dịch đều thu hút được sự chú ý của công chúng, và đạt được sự ủng hộ của người dùng; và tiếp theo đó, chiến dịch Anti-Racism Banana selfie (chống phân biệt chủng tộc), mặc dù được lên kế hoạch tổ chức hiệu quả và gặt hái nhiều thành công, nhưng lại nhận được những phản ứng khác nhau.
Liệu có một bí mật nào nằm đằng sau các chiến dịch selfie? Không, không hẳn là một bí mật, nói đúng hơn đó là những lời lý giải hợp lý.
Như vậy, vì sao các marketers lại yêu thích các chiến dịch selfie?
Việc người dùng yêu thích các thương hiệu có tính giải trí không còn là một bí mật, và với một chiến dịch selfie, sẽ có rất nhiều không gian dành cho bất kì hình thức giải trí nào mà mọi người mong muốn.
Selfies không chỉ là về nội dung (content), nó chú trọng đến ngữ cảnh (context) nhiều hơn), và ngữ cảnh chính là điều mà marketers yêu thích ở selfies.
Selfies đang nhân cách hoá thương hiệu. Một thương hiệu có thể thành công bằng việc sử dụng các hình ảnh selfies để thể hiện cá tính của sản phầm hoặc dịch vụ.
Selfies là về thể hiện cảm xúc. Nắm bắt được những cảm xúc khác nhau, selfies một lần nữa quay về với các yếu tố con người.
Selfies có thể thành công trong việc cộng hưởng với bản sắc của một thương hiệu, và giúp hình thành nên bản sắc thương hiệu.
Selfies là một hiện tượng lan rộng trên mọi lứa tuổi. Những nhà marketer thông minh có thể sử dụng cơ hội “chúng-ta-đang-nói-về-bản-thân-mình” này để tiếp cận mọi đối tượng người xem.
Tuy nhiên, khi thực hiện những chiến dịch nâng cao ý thức bảo vệ động vật, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra những ý nghĩa mới của hướng selfie marketing. Những chiến dịch này có thể giúp định nghĩa lại thuật ngữ đó, từ “Tôi là” một cách tự đại sang hướng thiên về hoạt động xã hội nhiều hơn: “Tôi cũng vậy”.
Đối với những chiến dịch nâng cao nhận thức về động vật, cũng như đối với các nhà hoạt động từ thiện, ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng nhất. Việc bước ra khỏi cuộc sống hằng ngày, thoát khỏi văn phòng và cảnh quan thành phố, và dấn thân vào thế giới hoang dã là một ngữ cảnh tối cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta trở về với thiên nhiên khi có ước muốn rời khỏi cuộc sống đô thị, do vậy việc tạo ra một nhu cầu muốn được kết nối với thiên nhiên là cực kì quan trọng. Việc tạo động lực để nhiều người tương tác, cùng lúc đó chỉ ra cho họ thấy sự quan trọng của việc thay đổi có lẽ là công việc khó khăn nhất cần làm.
Những chiến dịch nâng cao ý thức bảo vệ động vật này đã tìm ra một ý nghĩa mới của selfie marketing.
Chiến dịch Đừng để đây là #BứcHìnhTựChụpCuốiCùng (#LastSelfie) của tôi.
World Wildlife Fund (WWF) ở Đan Mạch và Thổ Nhĩ Kì đã triển khai chiến dịch #LastSelfie để thu hút sự chú ý của mọi người đối với các loài động vật sắp bị tuyệt chủng. Bằng việc sử dụng Snapchat để nâng cao sự nhận biết về sự sụt giảm số lượng của các loài động vật như hổ, gấu trúc, gấu bắc cực, tê giác và khỉ orangutans, WWF đã khôn khéo sử dụng một cách mới để kết nối khán giả – những người đã đổi từ giao tiếp bằng tin nhắn từ ngữ sang thông tin bằng hình ảnh.
Với những bức ảnh chụp tuyệt vời cùng với những dòng chữ tối giản, chiến dịch đã nhấn mạnh được thông điệp của mình. Người dùng được khuyến khích sử dụng hình ảnh trong chiến dịch bằng ứng dụng Quick Chat, và sau đó gửi chúng qua Snapchat. Các hình ảnh được cho phép chia sẻ trên các kênh Instagram, Pinterest, YouTube và các nền tảng khác giúp người xem tương tác với các nội dung bằng hình ảnh. Kể từ lúc nền tảng chia sẻ hình ảnh thu hút được nhiều sự chú ý từ giới trẻ, WWF đã chủ động nhắm đến đối tượng thuộc thế hệ mới, thành công của chiến dịch này được minh chứng ở việc đang dần biến mất trong vòng vài giây đang được xem (Snapchat là ứng dụng tin nhắn với tính năng xoá nội dung vài giây sau khi xem xong).
“Các hình ảnh bạn nhìn thấy rất chân thực, tức thời và độc đáo, nhưng chỉ tồn tại trong vài giây. Đó cũng chính là hiện trạng của các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng”, trích dẫn thông điệp trong đoạn video.
Chiến dịch Animal Selfies của National Geographic
National Geographic (NG) (Trụ sở Quảng cáo ở Sao Paulo, Brazil) ứng dụng selfies trên các bức ảnh động vật bằng một hướng tiếp cận độc đáo. Với tiêu đề “Có rất nhiều bức ảnh tồi tệ về động vật ở ngoài kia. Bộ sưu tập của National Geographic. Những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên đang có mặt ở đây.”, NG đã tạo ra một chuỗi các bức ảnh đang tự chụp hình để nắm bắt sự chú ý của người xem.
Những bức ảnh đó thực sự rất ấn tượng và với một tông giọng hài hước, họ thực sự đã thu hút được sự chú ý của mọi người. Tuy nhiên, tôi tin rằng họ đang kể với chúng ta một điều gì đó vượt trên cả sự sáng tạo nằm đằng sau chiến dịch. Nó không hẳn là bức hình một-con-gấu-trúc-đang-tự-chụp-hình-trong-thang-máy. Nó thậm chí còn vượt trên cả việc chứng minh rằng National Geography nổi tiếng với những bức hình tuyệt đẹp. Ở đây tồn tại một ngữ cảnh xã hội mà mọi người có thể khám phá ra khi nhìn vào các bức hình.
Những bức ảnh selfies đã làm thay đổi digital marketing, nhưng selfies sẽ nhanh chóng biến mất, và người dùng sẽ dần mất đi sự thích thú. Điều sẽ ở lại lâu dài trong thời gian ngắn ngủi đó chính là một câu chuyện được kể lại và những trải nghiệm mà người dùng có được. Khi thực hiện các chiến dịch về nhận thức đối với động vật, chúng ta cần nhiều câu chuyện hơn thế, dù cho có dùng hay không dùng đến selfies.
Nguồn: Etondigital