Trước tình hình McKinsey mua lại một công ty thiết kế Luna, IBM bỏ ra 100 triệu đô la đầu tư vào nhân lực thiết kế và trải nghiệm người dùng, và hàng trăm công ty khác đang cố gắng xây dựng một đội ngũ thiết kế riêng, có vẻ như thế giới của các tập đoàn và doanh nghiệp đang nóng lên với lĩnh vực thiết kế.
Các công ty đang tiến hành thử nghiệm vai trò của thiết kế như một hướng tư duy giải quyết vấn đề – thí nghiệm, tái phát minh, và cuối cùng tạo ra một sản phẩm/ dịch vụ/ trải nghiệm tốt hơn để phục vụ khách hàng, hơn là chỉ phát triển phần nhìn và mẫu mã bao bì cho thương hiệu của mình.
PepsiCo là công ty mới nhất ủng hộ “tư duy thiết kế” và đã đầu tư một khoản lớn vào lĩnh vực thiết kế. Số tháng 09/2015 của tờ Harvard Business Review cho biết, CEO của Pepsico Indra Nooyi mô tả việc sử dụng tư duy thiết kế nhằm “tái tư duy toàn bộ trải nghiệm, từ việc lên ý tưởng đến các vấn đề đang diễn ra trên kệ bán hàng, đến trải nghiệm sau khi mua sản phẩm.” Nooyi cho biết, mặc dù vẫn còn trong giai đoạn khởi đầu, bà tin rằng cách tiếp cận này sẽ “tạo ta giá trị lớn cho cổ đông đồng thời thúc đẩy tăng trưởng của công ty về lâu dài.”
Điều thú vị ở đây không chỉ là việc tuyên bố ra công chúng rằng thiết kế là chiến lược tập đoàn, mà còn ở cách mà người phỏng vấn tìm ra liệu “tư duy thiết kế” hoặc “đổi mới sáng tạo” thực sự có phải ưu tiên mới của Pepsi hay không. Đây là một cuộc thảo luận rất thú vị về các ý tưởng mà thế giới vẫn đang phải vật lộn cùng. cố gắng xoáy sâu vào định nghĩa nhưng lại quên mất rằng: những cơ hội theo đuổi các ý tưởng này có thể tạo ra một doanh nghiệp.
Đối với những công ty như Pepsico, việc khuyến khích và thậm chí là uỷ thác một khía cạnh bám sát với trải nghiệm và đồng cảm với người tiêu dùng sẽ mang lại những insight người dùng đắt giá, những sản phẩm bám sát nhu cầu, và những chiến lược rõ ràng để truyền tải chúng bằng cách giúp thương hiệu kết nối với những thứ mà người tiêu dùng cảm thấy hấp dẫn.
Pepsi xem hướng tiếp cận này như một công cụ để trở nên phù hợp và khác biệt trong ngành hàng mà ở đó vẫn cạnh tranh bằng chất lượng và năng lực. Nooyi được truyền cảm hứng không chỉ bởi lý thuyết “tư duy thiết kế” mà còn bởi những thành công trước đó mà công ty đạt được nhờ sự chú trọng sâu sắc vào khách hàng trong khi mở rộng văn hoá và quy trình nội bộ.
Giám đốc thiết kế của PepsiCo, Mauro Porcini cho biết, “Thiết kế làm được nhiều hơn là việc tạo ra nét đẹp cho sản phẩm, nó là chức năng chiến lược chú trọng vào những gì mà con người khao khát và mơ ước, rồi chuyển tải chúng vào một hệ sinh thái thương hiệu thành trải nghiệm có ý nghĩa và phù hợp với người tiêu dùng.”
Một số người sẽ tò mò về việc thiết kế đang bắt đầu dẫn dắt chiến lược tại một sô công ty như PepsiCo. Nhưng thay vì chứng kiến một sự chuyển dịch tầm ảnh hưởng giữa các phòng ban và cuộc đối đầu giữa “não trái” và “não phải”, những điều chúng ta phải nắm bắt chính là giải quyết vấn đề và xây dựng thương hiệu một cách thích nghi, cân bằng và chú trọng vào con người. Cuối cùng, chiến lược phải được nuôi dưỡng trong môi trường kinh doanh mà vẫn tạo ra được giá trị cho người tiêu dùng.
Với những nhà chiến lược, điều này đơn giản có nghĩa là hộp công cụ đang trở nên lớn hơn và yêu cầu về sự kết hợp đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Quy trình thiết kế sẽ mở ra nhiều không gian hơn cho việc truyền cảm hứng đến mọi lĩnh vực – không chỉ là “chiến lược ” hay “thiết kế”, mà còn khoa học, văn hoá và lịch sử. Các nhà chiến lược cần có kết nối sâu sắc hơn với người tiêu dùng, và tìm ra những insights còn đang bị ẩn giấu. Một tin tốt lành: chúng ta đang định vị một các độc đáo để đưa các insight này hoạt động hiệu quả trong môi trường tài chính và văn hoá doanh nghiệp nhằm thiết kế một chiến lược vĩ đại, và những thương hiệu vĩ đại.
Nguồn: Brand Channel