Từ hàng thập kỷ nay, mô hình của các nhà bán lẻ thời trang đều như sau:
1. Cho các nhà thiết kế đi khắp thế giới để tìm ra xu hướng và phong cách thời trang mới
2. Chọn các mẫu thiết kế cho 6 đến 9 tháng sau đó dựa vào các dự đoán xu hướng người tiêu dùng
3. Thực hiện những cam kết lớn với các nhà phân phối mạnh.
4. Ra mắt sản phẩm mới và để số liệu bán hàng quyết định sự hiệu quả của cả quá trình trên.
Công thức này đã được các nhà bán lẻ theo đuổi vá áp dụng một cách mù quáng trong suốt nhiều năm qua, nhưng những năm gần gây một sự thay đổi lớn đã mang lại thành công cho cho 03 ông lớn trong ngành: Uniqlo, Zara và H&M. Những kẻ dẫn đầu cuộc chơi này đã đi những con đường hoàn toàn khác thay vì theo lối mòn trước đây. Mỗi công ty đều thực hiện theo cách riêng của mình, và tất cả họ đều tránh sự cạnh tranh về giá. Điều khiến tôi cảm thấy khá thú vị chính là cả 3 công ty đều tận dụng những bài học từ những ngành khác để xây dựng một lợi thế cạnh tranh lâu dài. Và tất cả đều được đền đáp.
Uniqlo: Chọn thời trang không đi theo xu hướng
Hãy nhìn vào Uniqlo. Điểm khác biệt thực sự của công ty này chính là ở khả năng lãnh đạo. CEO của Fast Retailing – công ty mẹ của Uniqlo, Tadashi Yanai là một trong những người giàu có nhất Nhật Bản. Mục tiêu của ông là tăng doanh thu của Uniqlo lên 50 tỉ USD trong năm 2020, với 10 tỉ USD trong đó đến từ thị trường Bắc Mỹ.
Những dự tính tăng trưởng doanh thu hẳn không phải là một điều gì còn quá mới mẻ. Điểm khác biệt ở đây chính là cách tiếp cận của Yainai về mặt kinh doanh. Trong khi tất cả các công ty thời trang chú trọng vào việc tìm kiếm và đi theo xu hướng mới nhất, Yanai lại tập trung vào công nghệ và đầu tư cho tầm nhìn dài hạn Uniqlo.
Trong một bài phỏng vấn gần đây trên tạo chí Wired, Yanai cho biết, “Bản chất của ngành thời trang không phải là liên tục cải tiến hay làm ra một mảnh vải denim hoàn hảo, bản chất của nó là chạy theo xu hướng.” Trong khi đó Yanai lại tin tưởng vào sức mạnh của công nghệ. “Tại Uniqlo, chúng tôi luôn suy nghĩ xa hơn một bước. Chúng tôi nghĩ về việc làm thế nào để tạo ra những sản phẩm mới và tân tiến, rồi bán chúng cho tất cả mọi người.”
Uniqlo giới thiệu những sản phẩm như trang phục vải dạ nỉ, áo khoác, đổ lót chất liệu tổng hợp , và trang phục vải jean. Công ty tin tưởng rằng khách hàng của họ quan tâm đến chất lượng và gía trị hơn là một sự đáp ứng nhanh về xu hướng thời trang. Thay vì đi theo dòng chảy hối hả của thị trường, Uniqlo lại ứng dụng quá trình phát triển lâu dài trong thử nghiệm chất liệu và thiết kế mới. Và thay vì nhảy từ nhà phân phối này sang nhà phân phối khác, họ lại tập trung xây dựng mối quan hệ với các nhà sản xuất chất liệu may mặc.
Hướng tiếp cận của Yanai khá tương đồng với hướng đi trong ngành sản xuất ô tô. Các nhà sản xuất xe bỏ ra hàng tháng thậm chí hàng năm trời cho việc nghiên cứu phát triển sản phẩm để tạo ra một sản phẩm phù hợp cho một cộng đồng. Và trong khi một số nàh sản xuất khác đi theo xu hướng, thì chất lượng sản phẩm luôn chiến thắng xu hướng trong một thời gian dài.
Ngành thời trang có lẽ nên đi theo hướng vận hành này. Từ năm 1896 đến năm 1930, có hơn 1800 nhà sản xuất xe ở Mỹ. Vì sao lại như vậy? Vì họ muốn phát triển và sản xuất những chiếc xe phù hợp với ý muốn của từng cá nhân. Đầu những năm 1940, một số lượng lớn các công ty này đã phá sản, và cho đến nay chúng ta chỉ có một vài nhà sản xuất ô tô thực sự của Mỹ.
Như những ngày đầu của ngành sản xuất ô tô, thị trường thời trang hiện nay ở Mỹ đang ngập tràn các thương hiệu và nhà bán lẻ thời trang. Mickey Drexler, CEO của J.Crew, phát biểu trong một buổi phỏng vấn CNBC gần đây:”Có quá nhiều nhà bán lẻ. Có quá nhiều thương hiệu. Có quá nhiều nhà thiết kế. Có quá nhiều cửa hàng giảm giá, và những công ty trực tuyến bán hàng giảm giá điên cuồng như cho không.”
Yanai vận hành Uniqlo như cách mà thương hiệu xe hơi vận hành trong thế kỷ 21. Ông chỉ ra những phong cách của một loại thời trang mà không nhanh chóng bị lỗi thời, làm khác biệt hoá những phong cách này, rồi tạo ra một chuỗi cung ứng để đưa chúng đến với người tiêu dùng. Uniqlo cũng thực thi một chiến lược trước đây được sử dụng bởi ngành công nghệ, gọi là “sự lỗi thời đã được lên kế hoạch” (planned obsolescence). Yanai hướng người tiêu dùng đến việc cập nhật lại tủ quần áo dựa trên sự thay đổi về công nghệ – những thay đổi được phát hiện và thực thi bởi Uniqlo – hơn là dựa vào xu hướng thời trang.
Kết quả đạt được khá ấn tượng, và chiến lược của Yanai đã biến Uniqlo trở thành một trong những nhà bán lẻ thành công nhất thế giới. Thành quả mà nó đạt được còn nhanh hơn cả 2 đối thủ như Gap và H&M. Drexler đã ca ngợi Yanai trong một bài viết trên Wired, “Ông ấy không chỉ là một người bán hàng giỏi, ông ấy là một người có tầm nhìn vĩ đại không đổi theo thời gian.”
Nguồn: Forbes