Giám đốc Marketing? Giám đốc quảng cáo? Có lẽ bạn vẫn còn thấy nghi ngờ điều này. Tôi có thể khẳng định: Để có một ý tưởng thật ra không cần nhiều thời gian như bạn nói đâu.
Nghe có vẻ như tôi đang đốt tấm danh thiếp Liên đoàn Quảng cáo Sáng tạo của mình nhỉ? Ý của tôi là công việc sáng tạo thật sự cần thời gian — trí óc, rủi ro, nỗ lực, những đêm mất ngủ, và thậm chí cả nước mắt — chỉ là nó không lâu như nhiều đơn vị sáng tạo vẫn tuyên bố.
Vài tháng trước, tôi có dịp tham dự một cuộc họp qua điện thoại với một Giám đốc Quản lý khách hàng mới bổ nhiệm khi cô ấy thương thảo thời gian biểu trong chiến dịch với một khách hàng mới. Thực ra, cô ấy cũng không hẳn là người mới. Cô ấy đã từng làm việc vài năm tại một công ty khá uy tín, tuy nhiên sau đó công ty này bị đóng cửa. Tôi để ý thấy mọi từ ngữ mà cô ấy sử dụng, mọi con số mà cô ấy nhắc đến, từng lịch trình mà cô ấy đưa ra, đều nhằm mục đích kéo dài thời gian cho chiến dịch.
Vì thế, tôi quyết định quay lại những năm đào tạo quản lý truyền thống.
Những công ty sáng tạo (như công ty cũ của người quản lý khách hàng nói trên) đã xây dựng hệ thống lịch trình, theo dõi, dự toán mà đến David Ogilvy chắc vẫn nhận ra – những cơ cấu được phát triển trước khi có Internet và đầy tính truyền thống với hàng loạt các lớp quy trình… Chậm chạp. Rườm rà. Phức tạp.
Cùng với đó, những người làm sáng tạo, kể cả những người bận rộn nhất, hầu như luôn để công việc sát đến gần thời hạn hơn là theo đúng lịch trình dự án ban đầu. Tôi là một người như thế. Nghĩ. Uống cà phê. Nghĩ. Bắt đầu hoang mang. Bột phát. Tiến hành. Đó, truyền thống luôn là như vậy.
Nếu các bạn đồng tình rằng ngày nay công nghệ cho phép chúng ta cộng tác, sáng tạo và thực hiện mọi thứ nhanh hơn rất nhiều so với những gì mà một hãng quảng cáo có thể làm hồi thập niên 80. Thời kỳ này 90% công việc sáng tạo chỉ diễn ra trong vòng 72, 48, 12 hoặc thậm chí 4 giờ đồng hồ cuối cùng. Giờ hãy cố gắng đẩy tiến độ công việc gần hơn với lịch biểu dự án ban đầu.
Nói cách khác, rút ngắn từng công việc.
Các công ty quảng cáo cũng như đối với mọi ngành nghề kinh doanh khác, tốc độ chính là điều ta cần. Chúng ta phải nhanh chóng mới có thể cạnh tranh với những công ty lớn. Tuy nhiên, những hiệu ứng tích cực của thực tế này lại có ích cho chúng ta. Chúng ta có thể tổng hợp thành những nguyên tắc. Hoặc sử dụng chúng làm nền tảng hướng dẫn cho những phần đào tạo quản lý tuyệt vời mà chúng ta từng đề cập.
Nguyên tắc 1: Càng ít thời gian ở công ty, nỗ lực bỏ ra càng hiệu quả. Nói như vậy nghe có vẻ lạ trong một nền công nghiệp mà tiêu chuẩn tính tiền xét bằng thời gian làm việc. Nhưng chúng ta có những dự án kéo dài hàng năm trời. Chẳng dự án nào trong số đó mang lại lợi nhuận. Hạch toán theo đơn giá, cung cấp dịch vụ, tiến hành công việc, thoả mãn khách hàng. Rồi lại tiếp tục lặp lại chu trình đó.
Nguyên tắc 2: Tốc độ giúp giảm thiểu rủi ro. Nếu chúng ta phát triển ý tưởng trước khi thị trường có phản hồi, chúng ta có thể tránh được việc những nỗ lực của mình trở nên vô nghĩa trong thời gian 6 tháng bởi đối thủ cạnh tranh của khách hàng biến đổi rất nhanh. Nhưng các công ty sáng tạo lại hoạt động như thể các đối thủ cạnh tranh của khách hàng không bao giờ thay đổi. Thực tế hoàn toàn ngược lại.
Nguyên tắc 3: Tốc độ khiến các đối tác gắn bó trách nhiệm hơn với công ty. Tốc độ có khả năng làm hài lòng nhân viên dự án của khách hàng. Việc sốt sắng triển khai mọi thứ giúp những người đứng đầu theo kịp (và tiến bộ) trong công việc, được giao phó nhiều công việc hơn và yêu cầu chúng ta làm việc nhiều hơn. Nhân viên của những công ty sáng tạo luôn nghĩ rằng khách hàng là kẻ thù. Nhưng thực tế không phải như vậy.
Nguyên tắc 4: Tốc độ giúp bạn tránh quên/bỏ lỡ công việc. Hầu như tất cả các dự án thú vị nhất của chúng tôi đều dễ dàng châm ngòi cho rất nhiều cuộc tranh luận. Công việc sáng tạo thường rất mong manh, do đó, những thiết kế không chắc tay khó có thể qua được phần khảo sát kỹ lưỡng. Nhưng bạn luôn luôn có thể khơi mào một cuộc tranh luận có khả năng làm lụi bại cả những ý tưởng tuyệt vời nhất. Tốc độ sẽ giảm thiểu khả năng đó. Tuy nhiên, một số công ty sáng tạo hay nói về việc dành hàng tháng trời cho những thứ không bao giờ được tạo ra. Và nhiều người phải trả tiền cho những nỗ lực vô nghĩa.
Nguyên tắc 5: Đừng để ý tưởng sáng tạo ngủ quên vì sự trì trệ của tư duy. Cá nhân tôi có khả năng tập trung không khác gì giống chó săn Ailen (Irish Setter – một giống chó săn cực kỳ nhanh nhẹn, có khả năng đánh hơi tuyệt vời và luôn đòi hỏi vận động). Tôi dễ dàng cảm thấy buồn chán và luôn muốn tìm kiếm những thứ mới lạ hơn – rất nhiều người làm sáng tạo có chung điểm này. Hãy tiến hành công việc ngay trước khi bạn bắt đầu lơ đãng. Triển khai các ý tưởng khi bạn tràn trề năng lượng, linh động, tươi mới và việc sáng tạo rõ ràng thú vị hơn nhiều. Bạn sẽ nhìn thấy kết quả của nó ngay.
Nguyên tắc 6: Tốc độ giúp bạn nhanh chóng cộng tác với khách hàng. Tốc độ khiến bạn quyết đoán. Tốc độ cho phép bạn tiến hành mọi việc suôn sẻ trước khi những đối thủ khác vào cuộc.
Những điều ở trên có thể bị nhiều người cho là phi sáng tạo. Tuy nhiên tôi có thể cam đoan rằng hầu như tất cả những ý tưởng kỳ lạ, sáng tạo và cả những ý tưởng được vinh danh mà chúng ta đã có trong những năm vừa qua đều xuất hiện trong chớp mắt. Tốc độ có thể rất tuyệt với, và kết quả cũng có thể tương tự như vậy.
(Nguồn: Tạp chí Advertising Age)